Tiêu Chí Chọn Vải May Đồng Phục Bảo Hộ Lao Động

Để phù hợp với tính chất công việc tương đối khắc nghiệt trong môi trường nhiều bụi bẩn, nắng nóng, chất hóa học…thì chất liệu may quần áo bảo hộ phải đảm bảo

Độ dày, độ mịn cao, không xù lông phù hợp với từng ngành nghề để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sản xuất nhưng cũng đảm bảo sự thoải mái nhất có thể để giúp người lao động đạt hiệu quả công việc tốt nhất.

Thấm hút mồ hôi tốt: Trong điều kiện khí hầu nhiệt đới như ở Việt Nam và điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế tại các doanh nghiệp thì cần lắm những bộ đồ giúp hút mồ hôi tốt, không bí bức, tránh tình trạng ko thấm hút gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

 Dễ dàng giặt ủi – nhanh khô: bạn đừng bỏ qua chi tiết này nhé, bởi nó sẽ giúp công nhân của bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian làm sạch quần áo, thay vào đó họ sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn để làm việc một cách tốt nhất.

Một Số Vải May Áo Quần Bảo Hộ Lao Động Thường Gặp.

VẢI KAKI 65/35( 65% Cotton, 35% PE)
-Vải dày dặn: Làm ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, áo mỏng sẽ gây rát da khó chịu và cực kỳ nóng. Nhưng nếu mặc áo dày dày thì lại cảm thấy mát hơn áo mỏng.
Vải dày nhưng thấm hút mồ hôi tốt nên cảm thấy mát, dễ chịu do hàm lượng cotton trong vải khá cao.
Với công nhân cơ khí thì hạn chế cháy do xỉ hàn văng bắn.
Giá thành sản xuất không quá cao.

Vải Kaki Lụa
– Độ bền cao: Những sản phẩm được may từ vải kaki Lụa có độ bền cao và không bị nhăn nheo hay xù lông sau một thời gian dài sử dụng.
Thoáng mát: Vải kaki Lụa có khả năng thấm hút tuyệt vời, dễ giặt giũ và nhanh khô. Vì vậy, người dùng sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái.
Điểm hạn chế duy nhất của vải kaki lụa đó chính là giá cả. Tuy nhiên, mức giá cũng được coi là phù hợp với những ưu điểm, đặc tính ưu việt của nó mang lại.